Chế độ tập luyện cho người bệnh tiểu đường
Với chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường, sẽ không đạt hiệu quả trong một khoảng thời gian ngắn. Hãy vui vẻ luyện tập với mục tiêu dài hạn và làm theo khả năng của riêng bản thân người bệnh.

Dưới đây là những lời khuyên giúp người bệnh tiếp tục tập thể dục.
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, người bệnh tiểu đường chỉ cần tập luyện 30-45 phút, đều đặn mỗi ngày là đã có thể cảm nhận sự cải thiện rõ rệt về vóc dáng lẫn sức khỏe. Đặc biệt, người bệnh đái tháo đường (tiểu đường) có 3 nhóm bài tập để lựa chọn và thay đổi.
Lưa chọn các nhóm tập cơ bản
Bài tập thể lực:
- Giúp tuần hoàn máu, hỗ trợ tim và xương, giảm stress
- Tập ít nhất 5 ngày/tuần, 30 phút/lần
- Cường độ tập vừa phải, có thể chia thành bài tập nhỏ
- Đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe,…
Bài tập cơ bắp
- Cải thiện insulin, giảm glucose máu, hỗ trợ cơ xương
- Tập ít nhất 2 ngày/tuần
- Cường độ vừa phải, tập ở nhà hoặc phòng tập
- Tập tạ, hít đất, các lớp tập thể lực…
Bài tập co giãn
- Tăng độ linh hoạt ở khớp, tránh chấn thương khi tập
- 5-10 phút trước và sau khi tập luyện
- Co giãn vừa phải, dừng lại khi bị đau
- Yoga, thái cực quyền, khởi động căn bản
Tập thể dục theo lịch trình cụ thể
Hãy kết hợp tập luyện vào cuộc sống hàng ngày. Vào các ngày trong tuần, nếu bệnh nhân quá bận rộn không có thời gian tập luyện. Hãy cố gắng tăng rèn luyện cơ thể dù chỉ một chút. Cụ thể như
Tập 3 ngày trở lên/ tuần – Tổng cộng hơn 150 phút mỗi tuần
( Khuyến khích tập luyện 3 ngày trở lên)
Dành thời gian mỗi lần tập luyện khoảng 10 đến 30 phút mỗi ngày (những người có sức mạnh thể chất tốt có thể tập 60 phút mỗi lần)
Đi bộ vào một thời điểm nhất định những ngày cuối tuần, tham gia vào các câu lạc bộ thể thao,… Bệnh nhân hãy tự lên kế hoạch tập thể dục cho riêng mình.
Số lượng bài tập mỗi ngày: Khoảng 10.000 bước đi bộ, tương ứng với tiêu thụ năng lượng khoảng từ 160 đến 240 kcal.
Tạo lịch tập cũng giúp theo dõi kết quả của bài tập. Nếu người bệnh đặt mục tiêu và ghi lại kết quả, bản thân sẽ có động lực tập thể dục. Hãy in ra và sử dụng ghi chú trong tập “lịch tập thể dục mỗi ngày”.
Kết hợp các thiết bị hỗ trợ tập thể dục
Các thiết bị khác nhau hỗ trợ các bài tập như máy đo bước chân, máy đo lượng hoạt động, máy đo nhịp tim,… Giúp người bệnh thấy tiêu chuẩn về số lượng bài tập trong ngày và hiệu quả của bài tập một cách trực quan.
Tên thiết bị |
Máy đo bước chân/ máy đo lượng hoạt động |
Máy đo nhịp tim đeo ở ngực |
Máy đo nhịp tim ở tay |
Đồng hồ đeo tay |
Phương pháp đo lường |
Tính toán số bước/ calo khi di chuyển |
Đo nhịp tim bằng điện cực |
Đo nhịp tim bằng cảm quang |
Đo nhịp tim bằng điện cực |
Vị trí đeo |
Eo, túi Ngực |
cổ tay |
Cổ tay |
Cổ tay |
Tính năng khi sử dụng |
– Có thể cài vào túi hoặc gắn vào phần thân
– Có thể đo lường trong khi tập luyện (tùy thuộc vào bài tập thể dục) |
– Gặp một vài khó khăn khi cài thiết bị này ở vòng ngực
– Có thể đo lường trong khi tập luyện(đo lường không chuẩn khi da khô) |
– Dễ dàng đeo giống như một chiếc đồng hồ đeo tay
– Có thể tính toán lượng calo và đo bước chân– Có thể đo lường trong khi tập luyện (tùy thuộc vào bài tập thể dục) |
– Dễ dàng đeo giống như một chiếc đồng hồ đeo tay
– Chỉ đo được khi không hoạt động thể chất (không đo được khi tập luyện thể thao) |
Ngay cả khi thời tiết xấu với mưa hoặc tuyết, hoặc thời tiết quá nóng và quá lạnh. Người bệnh có thể dễ dàng tập thể dục trong nhà bằng cách sử dụng thiết bị tập thể dục. Các thiết bị phù ngoài các loại thiết bị tập thể dục nhịp điệu như tập bằng xe đạp tập thể dục, máy chạy bộ.
Tìm người đồng hành tập thể dục
Để duy trì tập thể dục, gia đình bệnh nhân nên cùng nhau luyện tập. Tập thể dục một nhóm sẽ dễ dàng hơn là tập thể dục một mình. Giao tiếp với bạn bè thông qua các môn thể thao, khuyến khích. Tạo động lực cho nhau là một cách duy trì luyện tập.
Chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường cũng như chế độ ăn uống là một trong những điểm quan trọng trong điều trị tiểu đường. Nhằm cải thiện đường huyết và cải thiện bệnh tiểu đường. Nếu bệnh nhân không kiên nhẫn, sẽ không thể duy trì tập luyện lâu dài và sẽ gây gánh nặng tinh thần, áp lực lên quá trình chữa bệnh.